CHU TRÌNH PDCA LÀ GÌ? ÁP DỤNG THỰC TẾ

Chu trình PDCA là gì ? Áp dụng thực tế ?

Chu trình PDCA là gì ? Áp dụng thực tế  như thế nào? Là những câu hỏi đang nhận được sự quan tâm của nhiều học viên trong các lớp huấn luyện mà Asahi đã tổ chức trong thời gian qua.

PDCA hay Chu trình PDCA ( Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh ) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Mặc dù lúc đầu ông gọi là Chu trình Shewart để tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A. Shewart – người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ từ những năm cuối của thập niên 30. Tuy nhiên Người Nhật lại quen gọi nó là chu trình Deming hay vòng tròn Deming.

Nội dung của các giai đoạn của chu trình này có thể tóm tắt như sau:

Chu trình PDCA

Cải tiến chất lượng liên tục với PDCA

Plan: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.

Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.

Check: Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.

Action: Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.

Với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng. Trên thực tế việc thực hiện chu trình PCDA phức tạp hơn nhiều so với tên của nó. Tuy nhiên, chu trình PDCA là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong ISO 9001. Khi một tổ chức thực hiện được chu trình PDCA cũng sẽ làm chủ được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Áp dụng thực tế PDCA

Nếu bạn cố gắng áp dụng PDCA bằng cách thông thường sẽ rất khó khăn để có cơ sở cho việc tiếp tục nó một cách liên tục. Ở đây, cái gì là quan trọng để rút ra kinh nghiệm thực sự cho việc áp dung PDCA dạng mềm.

cai-tien-chat-luong-lien-tuc-voi-PDCA

Cần một dự án thử nghiệm tại một khu vực mẫu sẽ là cơ hội tốt để đi vào bước thứ nhất. Trong quá trình của dự án, bạn phải được yêu cầu lên một kế hoạch chuẩn bị cho hoạt động 5S thực hành và phát triển quan điểm Kaizen. Tất cả các cái đó là kế hoạch (P). Trên cơ sở kế hoạch này bạn sẽ thực hiện thử (D). Bạn sẽ kiểm tra (C) xem có bất kỳ vấn đề hay khó khăn nào hay không trong khi thử và để đưa ra các tác động (A) cần thiết để cho cuộc thử nghiệm thành công. Qua kinh nghiệm này, bạn sẽ thu được sự hiểu biết thấu đáo về PDCA dạng mềm là gì và ích lợi của nó như thế nào.

Các kỹ thuật thực hành PDCA

Trên cơ sở thử nghiệm, dựa trên khu vực sản xuất mẫu, trong tâm là con người, lập ra kế hoạch có thể đạt được , lập ra kế hoạch thử thách, tất cả 5 điều này rất quan trọng với các hoạt động hướng dẫn thực hành KAIZEN. Đối với sản xuất, kế hoạch đặt ra cũng quan trọng như với trọng tâm là con người và dựa trên khu vực sản xuất.

tieu-chuan-ap-dung-plan-do-check-action

  1. Cơ sở thử nghiệm
  2. Dựa trên khu vực sản xuất và tập trung vào con người

Đó là phát triển kế hoạch phải quan sát sự thử nghiệm tại khu vực sản xuất, phải xem xét nó với mọi người của khu vực sản xuất và phải phục hồi kế hoạch trên cơ sở của điều kiện khu vực sản xuất.

3. Lập ra kế hoạch có thể đạt được

Một kế hoạch có thể đạt được cần phát triển dựa trên cơ sở thực hiện trong quá khứ và nâng cấp từng bước một. Với KAIZEN được khuyên là cao 30% so với quy luật. Với sản xuất tốt có thể là 3 lần so với quy luật.

4. Lập ra kế hoạch thử thách

Điều này cần được phát triển cân nhắc với môi trường kinh doanh như yêu cầu thị của trường và mức độ của đối thủ cạnh tranh

Chu trình PDCA đóng góp như thế nào vào việc tăng năng suất lao động.

http://nscl.vn/wp-content/uploads/2016/06/Det-may-540x360-480x270.jpg

Tối ưu hóa sản xuất để nâng cao năng suất lao động là yêu cầu hàng đầu ở các doanh nghiệp dệt may

Hiện năng suất lao động của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn ở mức khá thấp so với một số nước trong khu vực. Điều này đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam. Việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng nguồn nhân lực sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đã và đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Đánh giá dưới góc nhìn của chuyên gia.

Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội – cho biết: “Nguyên nhân chính khiến năng suất lao động chưa cao là do trình độ quản lý, trình độ người lao động còn thấp. Cộng với thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, nhất là lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm lạc hậu hơn các nước trong khu vực. Vì vậy, các doanh nghiệp phải lập tức bắt tay vào cải thiện năng suất lao động. Để tăng cường năng lực cạnh tranh và việc này phải được thực hiện ngay từ khâu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt may”.

Còn ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam – cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp là do quản trị doanh nghiệp chưa tốt, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Người lao động làm việc tại doanh nghiệp trong nước có năng suất thấp nhưng làm ở doanh nghiệp nước ngoài lại được đánh giá rất tốt. Điều này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có vấn đề về đào tạo, đãi ngộ, lương bổng, môi trường làm việc, trình độ quản lý…

Ở góc độ là một chuyên gia về tư vấn và đào tạo nhân lực, tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp cho rằng, doanh nghiệp cần thiết phải cơ cấu, bố trí sản xuất một cách khoa học. Cần có những cải tiến về công nghệ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cũng như tăng cường đào tạo kỹ năng cho người lao động. Nắm bắt được điều đó, những năm qua, công ty TNHH tư vấn và đào tạo luôn là địa chỉ uy tín về đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong cả nước.

Đâu là giải pháp cốt lõi.

Kỹ năng thực hành thao tác và kỹ năng tư duy nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp về kỹ thuật, quản trị, thị trường trong phương thức sản xuất ODM, FOB. Nhưng để tăng năng suất lao động, trước hết doanh nghiệp phải tự nâng cao khả năng quản lý thông qua việc đào tạo. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã tạo thêm giá trị gia tăng, nâng cao năng suất lao động thông qua thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Ví dụ như: Tổng công ty May Nhà Bè, Tổng công ty May Việt Tiến, Tổng công ty May 10, Tổng công ty Đức Giang, Tổng công ty Dệt May Hòa Thọ…Việc nâng cao năng lực quản lý bước đầu đã tăng năng suất lên tới 20-30%.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thay đổi quản trị được xem là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Trong đó, tối ưu hóa sản xuất để nâng cao năng suất lao động là yêu cầu hàng đầu. Tuy nhiên bên cạnh các giải pháp trên thì doanh nghiệp cần áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến khác.  Và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để triệt tiêu lãng phí trong quá trình sản xuất, đạt hiệu quả hơn.

Nguồn Internet !

You may also like...

1 Response

  1. Tháng mười 2, 2018

    […] – Cải tiến liên tục – Kaizen.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one