PHÂN TÍCH RỦI RO FMEA

Phân tích rủi ro FMEA

Phân tích rủi ro FMEA để tìm ra những rủi ro có thể xảy ra trước khi tiến hành thay đổi hay thực hiện công việc mới. Khi phân tích rủi ro tốt sẽ giúp cho việc đưa ra những giải pháp, những đối sách khắc phục để loại trừ và giảm thiểu rủi ro tăng hiệu quả công việc.

Phân tích rủi ro FMEA

Thông thường, trước khi làm một việc lớn hay nhỏ chúng ta đều ước tính rủi ro và tìm cách giảm rủi ro bằng cách đặt trước những câu hỏi như là:

  • Có những việc gì không theo dự tính hay rủi ro gì có thể xảy ra?
  • Chúng ta có thể làm gì để những rủi ro hay không theo dự tính đó sẽ không xảy ra hay ít ra khó có thể xảy ra?
  • Nếu có rủi ro thì có thể làm gì để giảm hậu quả của nó?
Thế rủi ro là gì?

Rủi ro là xác suất một sự kiện xảy ra mà chúng ta không lường được hay một kết quả không đúng như chúng ta mong đợi. Trong số những công cụ giải quyết một cách có hệ thống và toàn bộ những vấn đề rủi ro của một sản phẩm hay một công việc thì Phân Tích Cách Thức Sinh Ra Sai Sót, Hậu Quả và Độ Nguy Kịch, mà chúng tôi gọi tắt là FMEA, là công cụ được các chuyên gia về quản lý rủi ro dùng nhiều nhất.

Khóa học “Phân tích rủi ro FMEA”

★ 2 ngày – tổ chức tại công ty khách hàng ★

Đối tượng
  • Cán bộ giám sát, quản lý
  • Những thành viên phụ trách mảng chất lượng, sản xuất
  • Giám đốc chất lượng nhà máy, trưởng phòng chất lượng
  • Kỹ sư hệ thống, thiết bị
  • Kỹ sư nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Cán bộ các phòng ban nghiệp vụ liên quan
  • Các đối tượng có nhu cầu quan tâm đến chủ đề này.
Phương pháp
Rèn luyện kỹ năng thông qua các trò chơi, thảo luận nhóm, trình bày, bài tập tình huống, v.v.
Mục tiêu
  • Giúp học viên có được phương pháp để xác định và định lượng cả xác suất và hiệu quả của sự thất bại hoặc sự cố tiềm ẩn.
  • Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của FMEA
  • Biết các công cụ thường sử dụng hỗ trợ cho FMEA.
  • Thực hành/ Chia sẻ trường hợp thực tế làm thế nào để xác định, đo lường, phân tích, cải tiến, kiểm soát những rủi ro.
  • Có thể áp dụng để huấn luyện lại quy trình làm FMEA cho các thành viên khác trong nhà máy.
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Nội dung
Phần 1: Tổng quan về FMEA
  • Giới thiệu FMEA
  • Lợi ích và điểm hạn chế của FMEA
  • Lịch sử hình thành và phân loại FMEA
  • Các công cụ hỗ trợ trong FMEA
Phần 2: Phương pháp phát triển FMEA
  • Failure Mode Avoidance (FMA) & Failure Prevention Analysis (FPA)
  • Thiết lập hiệu quả cấu trúc nhóm chức năng chéo (CFT)
  • Những loại phương pháp FMEA

 + Quy hoạch FMEA cho dự án

 + FMEA trong phân tích chức năng sản phẩm

 + FMEA trong giao diện sản phẩm

 + FMEA trong thiết kế chi tiết

 + FMEA trong quá trình sản xuất

 + FMEA trong quy trình sản xuất

  • Một số ngành áp dụng phương pháp FMEA hay biến thể của phương pháp FMEA.
  • Khi nào tiến hành một công trình FMEA.
Phần 3: Trình tự tiến hành một công trình FMEA
  • Xác định mục đích và lĩnh vực của công trình FMEA
  • Thành lập tổ FMEA
  • Phân tích những chức năng của hệ thống
  • Nghiên cứu những sai sót tiềm tàng
  • Định nghĩa các trọng số của RPN
  • Cách tính RPN
  • FMEA và các công cụ phân tích rủi ro khác.
  • Cải thiện hệ thống
Phần 4: Bài học kinh nghiệm khi thực hiện FMEA.
  • Lưu đồ về quá trình FMEA và phân nhiệm
  • Các bài học kinh nghiệm thực tế.

                                             ※Trình tự nội dung có thể thay đổi

You may also like...

1 Response

  1. Tháng Mười Một 28, 2018

    Hoàn thành bảng FMEA (Failure Mode and Effect Analysis) – áp dụng công cụ này trên qui trình hiện tại để giảm thiểu rui ro tăng hiệu quả cải tiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one