ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO
Đánh giá nhu cầu đào tạo như thế nào ?
Đánh giá nhu cầu đào tạo là một cách xác định hiệu quả những khoảng trống giữa các kỹ năng mà công ty bạn cần và những kỹ năng mà nhân viên của bạn hiện có. Nó thu thập các thông tin để xác định những lĩnh vực mà nhân viên có thể nâng cao năng lực thực thi. Bạn có thể sử dụng các cuộc điều tra từ nhân viên, những quan sát từ phía nhà quản lý và những nhận xét của khách hàng, thông qua các cuộc họp của công ty và việc kiểm tra để thu thập thông tin.
Đánh giá nhu cầu đào tạo có thể giúp bạn phân loại các mục tiêu của bạn trong việc thực hiện công tác đào tạo cho nhân viên. Điều này không đảm bảo chắc chắn là có thể dùng tiền cho việc đào tạo mà sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu.
Để tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo, bạn cần:
– Phân tích mục tiêu kinh doanh của công ty và những kỹ năng yêu cầu để đáp ứng mục tiêu đó
– Xác định xem bạn có thay đổi sản phẩm và phương thức kinh doanh hay không và những thông tin nào hoặc đào tạo những nhân viên nào sẽ là cần thiết để đạt được hiệu quả trong công việc.
– Đánh giá xem bạn muốn đào tạo những đối tượng nào và cách nào để đạt hiệu quả tối đa
– Xây dựng cách để nhân viên chấp nhận tối đa và kết hợp đào tạo và phương pháp học được ưa thích – muốn biết thêm thông tin về phương pháp học, vui lòng xem phần hướng dẫn về phương pháp đào tạo phù hợp với nhân viên của bạn.
– Đánh giá nhu cầu đào tạo đúng thời điểm và quyết định những gì mà công ty bạn có thể và không thể cung cấp theo cách tiến hành đào tạo trong một tổ chức, tài trợ và cung cấp thời gian
– Đánh giá xem nhà tư vấn nào hoặc nhà cung cấp dịch vụ đào tạo nào có thể đáp ứng
– Đưa ra quyết định về loại hình đào tạo nào phù hợp nhất đối với nhu cầu của bạn – để biết thêm thông tin, vui lòng xem phần hướng dẫn về phương pháp đào tạo phù hợp với công ty bạn
– Việc đánh giá khoảng trống giữa các kỹ năng ở mọi cấp độ của doanh nghiệp là cần thiết, bao gồm cả bộ phận quản lý cấp cao và bản thân cả bạn nữa nếu bạn là ông chủ ở công ty. Bạn cũng cần phát triển các kỹ năng chuyên môn và quản lý cùng với sự phát triển của công ty.
Nhu cầu đào tạo xuất hiện ở những nơi có khoảng trống giữa kiến thức, kỹ năng yêu cầu với những kiến thức và kỹ năng mà nhân viên hiện đang có. Khoảng trống được xác định thông qua quá trình phân tích nhu cầu đào tạo. Người quản lý cũng có thể thực hiện đào tạo để đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong tương lai của công ty. Hoặc tuyển dụng và thuê những người có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết đặc biệt. Hoặc thuê các tổ chức đào tạo từ bên ngoài đến tào tạo ngay tại doanh nghiệp.
Bạn cần quan tâm đến chu kỳ đánh giá nhu cầu đào tạo như sau:
Tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo thường xuyên
Tuân thủ nhu cầu đào tạo với chiến lược kinh doanh của công ty
Xem xét những mong đợi của nhân viên
Xác định nhu cầu đào tạo cho các cá nhân và nhóm làm việc đối với các tiêu chuẩn ngành và nghề nghiệp
Tiến hành phân tích chi phí / lợi nhuận trước khi đưa ra bất kỳ chương trình đào tạo nào
Lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp như thế nào ?
Mỗi người có một phương pháp học khác nhau. Phương pháp đào tạo của bạn mà thích hợp với phương pháp học tập của nhân viên sẽ giúp cho việc nâng cao hiệu quả học tập và giảm chi phí đào tạo.
Hãy thông báo với nhân viên của mình để xác định phương pháp đào tạo được ưa thích trong chương trình phát triển cá nhân. Chương trình phát triển cá nhân là một công cụ để nhân viên có thể sử dụng để xác định mục tiêu đào tạo của họ và xác định các bước để đạt được các mục tiêu đó, bao gồm các thông tin về nguồn lực đào tạo có thể đáp ứng những mục tiêu này và những lợi ích mà nhân viên mong đợi từ những chương trình đào tạo này. Bạn cần trao đổi với từng nhân viên về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong bản kế hoạch hoặc bạn có thể thuê 1 tư vấn để làm phần việc này cho bạn.
Một khi bạn hiểu được nhân viên học như thế nào, bạn có thể đáp ứng được phương pháp đào tạo cho phù hợp với phương pháp học đó. Chẳng hạn như nếu một trong những nhân viên của bạn học thông qua quan sát và chất vấn thì theo dõi công việc sẽ là cách hiệu quả đối với người đó để học.
Đối với mục đích học tại nơi làm việc, phương pháp học được ưa thích của nhiều người có thể được phân loại thành kiểu chủ động và bị động.
Phương pháp học chủ động bao gồm: Sáng tạo | Thực hành | Khám phá | Phân tích
Phương pháp học thụ động bao gồm: Quan sát | Chất vấn | Đưa ra lời giải thích | Tổng kết
Những mô hình đào tạo khác nhau dựa trên những phương pháp đào tạo khác nhau.
ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN là một quá trình trao quyền
nhằm khai mở tiềm năng của con người bằng cách giúp họ tự tìm ra các giải pháp
thông qua LẮNG NGHE HIỆU QUẢ , ĐẶT CÂU HỎI HAY, SỬ DỤNG PHẢN HỒI, ghi nhận công
sức và liên tục hỗ trợ để người được huấn luyện tự làm chủ và tự chịu trách nhiệm
hiện thực hóa các mục tiêu của mình.
Như vậy, người được huấn luyện học hỏi, thực hiện để đạt được
mục tiêu họ đặt ra. Đào tạo, huấn luyện tạo sự thành công mang tính đột
phá- Biến điều không thể thành có thể.
Hãy đánh giá nhu cầu đào tạo, tiến hành lập kế hoạch, thực hiện đào tạo và đánh giá kết quả. Đó là cách tốt nhất để bạn sở hữu đội ngũ nhân viên đáp ứng được kỳ vọng đặt ra.