PHƯƠNG PHÁP & LỢI ÍCH FMEA

Phương pháp & Lợi ích FMEA

Phương pháp & Lợi ích FMEA được mô tả cụ thể như thế nào? Áp dụng hiệu quả là một bài toán đang cần lời giải cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

1. Phương pháp FMEA là gì ?

FMEA là một công cụ quản lý chất lượng toàn diện dùng để tìm kiếm những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề phát sinh để đưa ra các đối sách phòng ngừa.

Vì kinh tế toàn cầu hóa, những doanh nghiệp phải liên hệ với những khách hàng có những yêu cầu khắt khe và có khả năng lựa chọn nhiều đối thủ cạnh tranh. Những doanh nghiệp không còn có thể đưa ra thị trường một sản phẩm, một dịch vụ hay một quy trình sản xuất với một sai sót tiềm tàng. Vì có thể làm người sử dụng sản phẩm, người hưởng thụ dịch vụ hay người điều hành sản xuất gặp khó khăn, bị phiền phức, bị thiệt hại. Trước những thử thách đó, doanh nghiệp phải giải quyết những vấn đề cơ bản như là :

• Việc gì có thể tiến hành khác như mong đợi ?
• Nguyên nhân của sự cố đó là gì ?
• Những hậu quả của sự cố đó có thể ra sao ?
• Người sử dụng có thể chấp nhận những hậu quả đó không ?
• Nếu những hậu quả đó không thể chấp nhận được thì chúng ta có thể loại những nguyên nhân hay giảm tính nghiêm trọng của hậu quả không?

Trong đời sống hàng ngày, trả lời những câu hỏi đó thì rất dễ. Nhưng trong công nghiệp thì lại rất phức tạp nên các doanh nghiệp cần đến những phương pháp đã được hình thức hóa và hệ thống hóa.

Nhưng thực tế thì, khi tìm kiếm những biện pháp cải thiện, người ta ít khi nào nghiên cứu cách thức sinh ra những sai sót tiềm tàng và hậu quả của chúng.Chúng ta cũng không tính thêm độ nguy kịch để xếp thứ tự ưu tiên những tác động cải thiện. Vì thế, trong những tài liệu chuyên môn, người ta dùng một cách không phân biệt những ký tự FMEA, PFMEA, FMECA, AMDE, AMDEC để chỉ những công trình nghiên cứu cải thiện chất lượng và gia tăng độ khả tín.

FMEA có thể áp dụng cho một sản phẩm, một bộ phận của sản phẩm, một hệ thống mẹ, một hệ thống con, một dịch vụ, một công đoạn phục dịch, một quy trình sản xuất hay một công đoạn sản xuất. Sau đây, trừ khi phải chỉ rõ hạng mục được nghiên cứu, chúng tôi sẽ dùng:

• Từ “hệ thống” để chỉ chung những hạng mục nghiên cứu đó,
• Từ “thành phần” để chỉ chung một hệ thống con, một công đoạn dịch vụ hay một công đoạn sản xuất. Cụm từ “người sử dụng” để chỉ chung những người sử dụng sản phẩm cuối cùng cũng như những người điều hành sản xuất ở một khâu sản xuất và giải quyết hệ thống.

2. Lợi ích của phương pháp FMEA

Khóa đào tạo FMEA là một công cụ giúp những kỹ sư thiết kế một hệ thống đáng tin cậy, an toàn và được người sử dụng ưa chuộng bằng cách :
• Quy định những đặc tính kỹ thuật cho sản phẩm để giảm thiểu những sai sót tiềm tàng và độ nguy kịch của những sai sót tiềm tàng còn lại,
• Định giá những đòi hỏi của người sử dụng và tất cả những người tham gia dự án để biết chắc rằng những đòi hỏi đó sẽ không sinh thêm sai sót tiềm tàng khác,
• Nhận định những đặc tính kỹ thuật có thể sinh ra sai sót tiềm tàng để khử chúng hay, ít ra, để giảm thiểu hậu quả của chúng,
• Khai triển những phương pháp và trình tự thử nghiệm sản phẩm để biết chắc những sai sót tiềm tàng đã được khử đi,
• Theo dõi và giải quyết những sai sót tiềm tàng ở khâu thiết kế,
• Biết chắc rằng những sai sót có thể phát sinh sẽ không có hậu quả nghiêm trọng quá đáng.

Ngoài ra, FMEA cũng là một công cụ giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng và gia tăng độ khả tín của công tác thiết kế nhờ :
• Nhân viên quen nhận định sớm, để loại bỏ sớm, những cách thức sinh ra sai sót tiềm tàng.
• Nhân viên quen xếp loại thứ tự ưu tiên giải quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp,
• Nhân viên quen suy nghĩ và hoạt động tập thể.
• Giảm thiểu những thay đổi về thiết kế và chi phí sinh ra từ những thay đổi đó.
• Gia tăng kinh nghiệm của xí nghiệp về phòng ngừa rủi ro và những tác động giảm rủi ro.
• Tích lũy thông tin để gia tăng những kiến thức của toàn thể nhân viên về thiết kế công nghiệp và tổ chức doanh nghiệp.
• Tăng cường quan tâm của nhân viên về những công tác phòng ngừa.
• Tăng cường quan tâm của nhân viên về sự cần thiết phải thử nghiệm và khai triển kỹ hệ thống trước khi thực hiện và đưa ra thị trường.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one