HOURENSOU VÀ TẦM QUAN TRỌNG TRONG CÔNG VIỆC

Hourensou và tầm quan trọng trong công việc.

Hourensou và tầm quan trọng trong công việc. Nhật Bản hiện nay đang là một nước có nền kinh tế dịch vụ và tri thức nằm trong các nước dẫn đầu thế giới. Ít ai biết rằng để đạt được những thành công đó, xứ sở mặt trời mọc đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn. Vậy làm sao mà Nhật Bản lại có một bước tiến thần kỳ như vậy? Tất cả câu trả lời là ở chính con người nước Nhật. Đó có phải là sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp Nhật Bản. HOURENSOU chính là một trong những bí quyết giúp các doanh nghiệp Nhật Bản thành công.

HOURENSOU là gì?

hourensou-va-tam-quan-trong-trong-cong-viec-3

HOURENSOU là một phương pháp giao tiếp đặc trưng của Nhật Bản rất đơn giản nhưng hiệu quả. HOURENSOU là viết tắt của ba từ: Houkoku (Báo Cáo), Renraku (Liên lạc), Soudan ( Thảo luận).

Thông qua các buổi đào tạo của Asahi, các học viên đã cởi mở chia sẻ những khó khăn gặp phải liên quan đến HOURENSOU trong quá trình làm việc.

Vấn đề gặp phải khi tiến hành báo cáo.

Trong vấn đề Houkoku (Báo Cáo), nhiều người còn chưa biết báo cáo là gì? Báo cáo cái gì? Khi báo cáo lên cấp trên thường gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Báo cáo dài dòng, lan man khiến cấp trên không muốn nghe. Cấp trên thường đặt câu hỏi rốt cuộc bạn đang muốn nói gì, kết quả ra sao. Nên nhiều người có tâm lý khó muốn bỏ cuộc, sợ sai nên không báo cáo.Thậm chí nhiều người Việt thường có xu hướng giải quyết vấn đề một mình. Ví dụ khi gặp khó khăn hoặc lỗi ở một công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất họ thường tự mình tìm ra phương án giải quyết. Họ không báo cáo lên cấp trên nên có lúc sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất hoặc kinh doanh.

Nhiều học viên cũng chia sẻ rằng khi cấp dưới báo cáo lên cấp trên, nếu được cấp trên lắng nghe và hướng dẫn những điểm sai sót thì hiệu quả công việc sẽ tốt hơn. Mọi người cảm giác thoải mái và yêu thích công việc hơn. Vậy báo cáo như thế nào để được cấp trên chú ý lắng nghe?

hourensou-va-tam-quan-trong-trong-cong-viec-2

Khó khăn khi tiến hành liên lạc.

Đôi lúc xảy ra sự việc đột xuất hoặc kế hoạch thay đổi nhưng nhiều người không nhận được thông tin, nhận được thông tin liên lạc không rõ ràng. Người trình bày liên lạc khó hiểu hoặc nhận được liên lạc nhiều lần nhưng không hiệu quả dẫn đến việc đình trệ các công việc, kế hoạch khác. Vậy bạn phải liên lạc như thế nào để tất cả mọi người cùng nắm bắt được thông tin một cách có hiệu quả?

Bất cập khi tiến hành thảo luận.

Hiện nay trong nhịp sống ngày càng hiện đại, giữa con người, bạn bè, đồng nghiệp, người thân thường có rất nhiều những câu chuyện trao đổi, thảo luận về rất nhiều chủ đề xoay quanh cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên trong công việc, vấn đề Soudan ( Thảo Luận) ở một số công ty dường như lại chưa thật sự mang lại giá trị lợi ích.

Một ví dụ được đưa ra là ở công ty A, trong các cuộc họp của công ty khi có các kế hoạch, dự án, đề xuất cải tiến mới cần lấy ý kiến, ý tưởng của nhân viên. Trong lúc cùng nhau trao đổi, thảo luận có rất nhiều ý kiến được các nhân viên đề xuất, đưa ra. Nhưng ngay lập tức bị cấp trên hoặc mọi người xung quanh bác bỏ, không được chấp thuận dù chưa biết ý kiến đó có khả thi hay không. Lâu dần các nhân viên có tâm lý sợ sai nên im lặng, không tích cực đưa ra các ý kiến, đề xuất nữa. Qua đó bài học nào, nguyên tắc gì sẽ được rút ra từ những vấn đề trên?

hourensou-va-tam-quan-trong-trong-cong-viec

Những chú ý khi gửi mail.

Người Nhật rất cẩn thận khi gửi Email, đặc biệt trong vấn đề xử lý các thông tin mật. Rất nhiều học viên còn chưa phân biệt được CC và BCC trong mục địa chỉ người nhận khi gửi Email. Ví dụ khi gửi thư cập nhật cho khách hàng thân thiết của mình dịch vụ mới, một nhân viên B thay vì gửi bằng BCC thì chỉ dùng CC nên làm lộ tất cả các địa chỉ Email (từ đó có thể đoán ra họ tên và công ty) khách hàng của mình. Vậy CC và BCC trong khi gửi email là gì? Đây là chức năng cho phép người nhận nhìn thấy được (CC) hoặc không nhìn thấy được (BCC) những ai đang nhận cùng một email với mình.

Các tài liệu/ tập tin gửi ra ngoài công ty nên được khóa bằng mật khẩu. Email thông báo mật khẩu cho người nhận biết phải tách biệt với Email có đính kèm tài liệu để nâng cao độ bảo mật. Khi gửi Email có tệp đính kèm, nên chuyển tệp đó qua chế độ PDF để tránh bị sao chép thông tin.

Giải pháp là gì?

Trong các khóa đào tạo Asahi tổ chức về chủ đề HOURENSOU, các học viên còn được trải nghiệm các vấn đề liên quan đến HOURENSOU thông qua các trò chơi, từ đó tự rút ra những bài học bổ ích cho riêng mình.
Đối với người Nhật, HOURENSOU không chỉ là một phương pháp truyền thông liên lạc khi làm việc trong mô hình công ty mà nó còn là một nét văn hóa đặc trưng của quốc gia. Thông qua những chia sẻ trên, Asahi hi vọng các bạn sẽ áp dụng kiến thức vào công việc hàng ngày một cách có hiệu quả, thành công.

Hãy xem tổng thể nội dung khóa học tại đây.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Công ty Tư vấn và đào tạo Asahi
Địa chỉ: Mạch Lũng, Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội

Tel: 0976859981
Website: http://daotaoasahi.com

Email: doanlien82281@gmail.com

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one