TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CHO VIỆT NAM
Tăng năng suất lao động cho Việt Nam
Tăng năng suất lao động bắt nguồn từ cải tiến liên tục và đồng bộ ở mọi cấp.“Đầu tiên, cải tiến là phải làm một cái gì đó cụ thể cho nhân viên ở hiện trường thấy được, và tự trải nghiệm”.
Công ty TNHH tư vấn và đào tạo Asahi hoạt động trong lĩnh vực tư vấn cải tiến phương thức làm việc cho các công ty. Cho đến nay, công ty này đã có nhiều thành tích đáng chú ý về cải tiến nhà máy và tăng năng suất lao động.
Chúng tôi đã từng chỉ đạo cải tiến cho rất nhiều công ty với kết quả đạt được tiết kiệm 40% thời gian, tăng hiệu suất 35% cho các chuyền sản xuất.
Với khoảng 30 chuyên gia là các tư vấn viên chuyên nghiệp, tại Việt Nam, Asahi đang hướng dẫn cải tiến hiện trường làm việc cho 10 công ty.
Vấn đề là ý thức
Việc đào tạo cơ bản về tăng năng suất làm việc trong các nhà máy vẫn còn thiếu nhiều.
Đối với trường hợp này, dù chúng tôi có can thiệp vào dây chuyền sản xuất và đưa ra những đề xuất cải tiến, thì lúc đầu cũng sẽ bị phản đối. Cho rằng, đó là việc của cấp quản lý, không phải việc của chúng tôi.
Có nhiều người nghĩ rằng cải tiến hiệu suất đồng nghĩa với tăng thêm khối lượng công việc. Tuy nhiên ở công ty Nhật Bản, hoạt động cải tiến nhằm vào ý thức tăng hiệu suất công việc, với quy mô toàn bộ nhân sự. Chúng tôi nỗ lực để làm sao cho người lao động có được ý thức này.
Nếu vấn đề là ý thức, hiện nay các công ty Việt Nam đã “bén rễ” những ý thức này chưa? Tại Việt Nam các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như “5S” hay “QC” đã được biết đến, nhưng liệu đã được thực thi một cách nghiêm túc hay không?
Đúng vậy, khi được hỏi tiêu chuẩn “5S” là gì, có nhiều người Việt Nam đã trả lời và thuyết minh một cách lưu loát.
Tuy nhiên, mặc dù có biết rõ, kiến thức tốt, nhưng việc thực thi như thế nào cho đúng, thì vẫn còn là vấn đề khá nan giải ở Việt Nam.
Với đối với các công ty Nhật Bản, làm thế nào để ý thức đó thấm nhuần đến tất cả các nhân viên? Và liệu có thể áp dụng tương tự cách làm đó cho ngành chế tạo tại Việt Nam được hay không?
Tôi nghĩ có ba điểm quan trọng.
Đầu tiên, cải tiến là phải làm một cái gì đó cụ thể cho nhân viên ở hiện trường thấy được, và tự trải nghiệm.
Nếu chỉ thay đổi “hình thức” không thì không thể thay đổi mọi người trong công ty.
Điều thứ hai, đó là làm sao cho toàn thể nhân viên trong công ty thấm nhuần ý thức cải tiến.
Đầu tiên giáo dục ý thức tổ chức cho ban lãnh đạo, sau đó sẽ thẩm thấu đến toàn bộ nhân viên trong công ty.
Điều thứ ba, để cho mọi nhân viên đều đồng lòng với nhau, phía công ty cũng phải sẵn sàng công nhận sự nỗ lực của nhân viên. Đây là điểm thứ ba quan trọng nhất trong cả quá trình.
Công ty cần công khai khen ngợi những đóng góp của nhân viên, đó là vấn đề chính yếu.
Vấn đề ở chỗ, nhân viên có cố gắng và công ty thừa nhận việc đó. Tại công ty Nhật Bản phương thức này đã được áp dụng và nhân viên đã hưởng ứng.
Việc đưa các chuyên gia của Việt Nam đã quản lý lâu năm ở các công ty Nhật Bản đến tư vấn các công ty Việt Nam chỉ đạo trực tiếp đã mang lại những kết quả khả quan.
Ngành sản xuất chế tạo tại Việt Nam đã bắt đầu đi vào bước ngoặt quan trọng. Giá nhân công tại Việt Nam bắt đầu tăng. Sự hấp dẫn về một thị trường lao động với giá nhân công thấp dần dần mất đi. Các ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn còn yếu và nhiều mặt chưa giải quyết được khâu căn bản. Trong bối cảnh như thế này, ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam có thể cất cánh được không? Hoặc cần phải có những yếu tố nào để có thể vượt qua được những trở ngại đó?
Thông qua quá trình tư vấn cho những công ty ở Việt Nam tôi có ấn tượng mạnh rằng, ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển.
Càng tăng cường cải tiến, việc một ngày nào đó Việt Nam sẽ là nước có năng suất cao nhất trong khu vực Đông Nam Á không phải là giấc mơ xa vời.
Nếu như thế, việc thực hiện đồng thời cho hai mục tiêu “thu nhập cao” và “mang tính cạnh tranh cao” hoàn toàn nằm trong khả năng. Chúng tôi rất muốn đóng góp sức mình và cống hiến vào sự phát triển của ngành sản xuất chế tạo tại Việt Nam trong thời gian tới.